Khám phá tính năng Reset PC trên Windows 10 phiên bản 1607

Reset PC thiết lập lại PC là một công cụ phục hồi sửa chữa các hệ điều hành trong khi vẫn giữ dữ liệu và các tùy chỉnh quan trọng. Nút Reset được bao gồm trong Windows 10 cho các phiên bản máy tính để bàn (Home, Pro, Enterprise, và Education), và cũng được được giới thiệu trong Windows 8.


Có gì mới trong Windows 10, phiên bản 1607?

Trong Windows 10, phiên bản 1607, nút Reset đã được cập nhật để bao gồm các thay đổi sau:

Cải thiện độ tin cậy: Khi bạn bắt đầu với nút Reset trong cài đặt, Windows sẽ quét các tập tin hệ thống. Nếu chương trình tìm thấy tập tin bị hỏng và có thể tải về thay thế thông qua Windows Update, nó sửa chữa các vấn đề tự động. Mặc dù điều này làm tăng thời gian phục hồi tổng thể.

Khôi phục từ khởi động thất bại: Trong Windows 10, phiên bản 1507, và Windows 10, phiên bản 1511, thất bại khởi động xảy ra trong quá trình đặt lại máy tính này hầu như luôn luôn khiến cho máy tính không thể khởi động / phục hồi được. Tính năng này đã được thiết kế lại trong Anniversay Update để hỗ trợ rollback hạn chế nếu một vấn đề xảy ra trong khi máy tính đang trong Windows RE.

Tùy chọn phục hồi khi khởi động máy từ các thiết bị phục hồi gắn ngoài: Khi máy tính được khởi động từ các thiết bị phục hồi gắn ngoài như usb, thẻ nhớ, đĩa, tính năng làm mới Resfreh máy tính không còn được hỗ trợ mà chỉ còn tính năng Reset mới hoàn toàn xóa tất cả dữ liệu ổ cứng chia lại các phân vùng hệ thống và làm mới lại hệ điều hành.

Hình ảnh phục hồi: Nút Reset sẽ không còn yêu cầu hỗ trợ một hình ảnh phục hồi riêng biệt install.wim trên một phân vùng cụ thể hoặc trên một thiết bị gắn ngoài. Điều này làm giảm đáng kể không gian đĩa cần thiết để hỗ trợ các tính năng, và làm cho phục hồi có thể ngay cả trên các thiết bị có dung lượng lưu trữ hạn chế.

Khôi phục đến trạng thái cập nhật: Tính năng Reset bây giờ sẽ phục hồi hệ điều hành (OS) và trình điều khiển (bao gồm cả các applet thiết bị được cài đặt như một phần của gói trình điều khiển INF-based) đến một trạng thái được cập nhật. Điều này làm giảm số lượng thời gian người dùng phải bỏ ra cài đặt lại các bản cập nhật hệ điều hành và trình điều khiển sau khi thực hiện phục hồi. Tóm lại tính năng Reset mới sẽ giữ lại bản cập nhật mới nhất và tất cả các trình điều khiển driver khi người dùng đã cài vào máy.

Reset PC hoạt động như thế nào?

Tính năng Reset sẽ được tóm tắt sơ lược trong các bước sau đây:
  • Máy tính khởi động vào Windows Recovery Environment (Windows RE).
  • Tài khoản người dùng, dữ liệu và các ứng dụng Windows và các phần mềm desktop được cài đặt được gỡ ra khỏi hệ điều hành.
  • Dữ liệu ổ cứng được định dạng (nếu có yêu cầu của người sử dụng).
  • Xoá dữ liệu được thực hiện trên hệ điều hành và dữ liệu trên các phân vùng khác (nếu có yêu cầu của người sử dụng).
  • Một bản sao mới của hệ điều hành được xây dựng ở một vị trí tạm thời sử dụng các tập tin từ các thành phần Windows.
  • Các tùy chỉnh được lưu trữ trong các gói dự phòng dưới C:\Recovery\ được áp dụng cho các hệ điều hành mới.
  • Trình điều khiển được sao chép từ hệ điều hành hiện có và đưa vào hệ điều hành mới.
  • Các ứng dụng Windows cài đặt sẵn được khôi phục từ bản sao lưu vị trí của họ.
  • Hệ điều hành hiện có được loại bỏ hoặc di chuyển vào thư mục Windows.old (nếu có yêu cầu của người sử dụng).
  • PC khởi động lại hệ điều hành mới.
Reset PC có 2 tùy chọn chính

Keep my files: chỉ xóa bỏ những ứng dụng và phần mềm đã cài đặt còn tài khoản và dữ liệu trên hệ điều hành cũ vẫn được giữ nguyên sau đó Windows cài lại hệ điều hành mới thay thế cho hệ điều hành cũ được đưa vào thư mục Windows.old nằm trong phân vùng cài đặt. Tùy chọn này áp dụng cho người dùng muốn làm mới lại hệ điều hành mà vẫn giữ lại dữ liệu trên máy.

Remove everything: sẽ xóa ứng dụng windows, phần mềm, tài khoản xóa bỏ dữ liệu nhưng có tùy chỉnh phân vùng muốn xóa.

Windows sẽ chẩn đoán hệ thống boot trước khi đưa ra các lệnh script, diskpart, oobe... dựa vào sự tùy chỉnh của người dùng.

Hướng dẫn sử dụng tính năng Reset PC

Nếu bạn thấy Windows 10 đang sử dụng bị lỗi nặng mà không thể sửa chữa được bạn có thể đặt lại Windows 10 về trạng thái ban đầu bằng cách sử dụng tính năng Reset.

Để truy cập được tính năng Reset PC có những cách sau đây:

1. Trên màn hình Desktop

Cách 1: Trên màn hình Desktop nhấp chuột vào nút Start tiếp tục nhấp chuột vào nút Settings sau đó đi đến đường dẫn Update & security > Recovery nhấp chuột vào Get started
Cách 2: Trên màn hình Desktop nhấp chuột vào nút Start chọn Command Prompt sau đó gõ systemreset /factoryreset vào cmd và nhấn enter

2. Trên màn hình Troubleshoot

Cách 1: Trên màn hình Desktop nhấp chuột vào nút Start tiếp tục nhấp chuột vào nút Power sau đó giữ phím Shift và nhấp chuột vào Restart<

Cách 2: Mở command prompt (cmd) gõ shutdown.exe /r /o nhấn enter

Cach 3: Tại màn hình đăng nhập Windows 10 nhấp chuột vào nút Start tiếp tục nhấp chuột vào nút Power sau đó giữ phím Shift và nhấp chuột vào Restart 

Cách 4: Khởi động Windows 10 khi đang xoay màn hình Logo nhấn và giữ phím nguồn cứng tắt máy, làm lại thao tác như vậy 2 lần Windows 10 sẽ tự động vào màn hình auomatic repair chọn Advanced Option

Cách 5: Sử dụng bộ cài Windows 10 khi đến màn hình cài đặt thay vì nhấn Next ta chọn Repair computer

Reset trên màn hình Desktop:

1. Tùy chọn Keep my files


Windows chỉ xóa bỏ những ứng dụng và phần mềm đã cài đặt còn tài khoản và dữ liệu trên hệ điều hành cũ vẫn được giữ nguyên sau đó Windows cài lại hệ điều hành mới thay thế cho hệ điều hành cũ được đưa vào thư mục Windows.old nằm trong phân vùng cài đặt.


2. Tùy chọn Remove everything


Nếu sử dụng tùy chọn Remove everything: lại có 2 tùy chọn thứ nhất Only the driver where Windows is installed tức là Windows sẽ chỉ xóa những phân vùng chính dùng để cài đặt còn các phân vùng khác đang lưu dữ liệu sẽ còn nguyên. Thứ 2 là tùy chọn All driver có nghĩa Windows sẽ xóa tất cả dữ liệu của ổ cứng bao gồm phân vùng chính dùng để cài đặt và các phân vùng khác đang lưu dữ liệu sau đó gộp chúng lại thành 1 phân vùng duy nhất trước khi định dạng chia lại các phân vùng cần thiết đề cài đặt lại hệ điều hành mới.

Nếu sử dụng tùy chọn Only the driver where Windows is installed lại có 2 tùy chọn:


Just remove my files: windows gỡ bỏ ứng dụng, phần mềm dữ liệu, tài khoản trên hệ điều hành cũ mà không xóa và định dạng lại các phân vùng chính dùng cài đặt có nghĩa sau khi cài mới lại tất cả dữ liệu trên hệ điều cũ sẽ bị xóa nhưng hệ thống của hệ điều cũ vẫn sẽ được đưa vào thư mục Windows.old nằm trong phân vùng cài đặt.

Remove files and clean the drive: gỡ bỏ ứng dụng, phần mềm dữ liệu, tài khoản trên hệ điều hành cũ sau đó xóa những phân vùng cài đặt hệ điều hành cũ trước khi cài mới lại và thư mục, hệ thống của hệ điều cũ vẫn sẽ được đưa vào thư mục Windows.old nằm trong phân vùng cài đặt cụ thể chỉ còn thư mục WinSxS.

Nếu sử dụng tùy chọn All drive: windows sẽ xóa tất cả dữ liệu trong máy tính hiện có bao gồm các phân vùng chính dùng cài đặt và bao gồm cả các phân vùng khác đang lưu dữ liệu, windows sẽ gộp tất cả thành 1 phân vùng trống trước khi định dạng lại những phân vùng chính cần thiết dùng để cài đặt lại hệ điều hành mới.

Reset trên màn hình troubleshot

Xem các hướng dẫn ở trên để truy cập màn hình này


Các bước tiếp theo được giải thích giống như trên màn Desktop. Tuy nhiên ở màn hình bên dưới cho dù bạn lựa chọn tùy chọn nào windows cũng sẽ khởi động lại có tùy chọn thiết lập tiếp theo





Như vậy bài viết vừa trình bày xong tính năng Reset PC trên Windows 10 phiên bản 1607 yêu cầu bạn đọc phải đọc thật kỹ trước khi sử dụng tính năng này để không mất dữ liệu một cách đáng tiếc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến