Kiến thức SEO giúp bạn lên TOP hiệu quả và an toàn
Đối với những bạn mới làm SEO thì các bạn thường không định hướng được những gì cần làm để có thể đưa từ khóa lên top. Với nhiều kiến thức được chia sẻ trên mạng thì nhiều bạn hoang mang không biết phải làm theo phương pháp nào. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để có cái nhìn rõ hơn về SEO.
Bản chất SEO là gì?
- Này cưng, làm thế nào để bài viết này của người ta search từ khoá mà nó lên TOP Goolge?
- Có 2 cách cho anh: Một là anh SEO nó lên, Hai là anh Adwords cho nó
- Đm mày trả lời thế thì trả lời làm đéo gì?
- Thế em nói gì sai không? anh Search Google mà xem còn cái gì khác nữa không : )))
- Thế mày view cho anh cái tài khoản với
- : )) em biết đéo gì về Adwords đâu : )) Anh đi hỏi ông Đạt nhé
- Thế làm thế nào mấy cái bài này của anh SEO lên TOP?
- Ông có biết một khoá học SEO người ta học 20 – 30 giờ mà còn chưa làm được. Giờ tôi ngồi với ông ở đây 1 tiếng đồ hồ thì nói cái đéo gì để ông làm được. Thôi uống cafe đi, đừng làm tôi có lỗi với Đà Nẵng nữa
Backlink
- Ủa tao tưởng mày làm SEO Content không cần backlink
- Haha lấy éo đâu ra. Hoặc là em làm link ít, hoặc là ngành quá dễ, web mạnh sẵn và có link rồi thì khỏi làm link nữa thôi
- Thế ngành của anh làm mỗi content nó có lên không?
- Lên thế đéo nào được : )))
Này nhá, anh phải hiểu bản chất của cái backlink nó là cái gì đã. Google hiểu là backlink do người dùng tạo ra. Mỗi backlink nó như một phiếu vote cho một nội dung. Cái việc mình làm backlink là mình đang tự mua sim và vote cho bài của mình lên TOP thôi. Nội dung nào có nhiều phiếu vote nhất thì nội dung đó lên TOP cao nhất. Oh no no no no!! Cách đây 5 năm thì nó đúng
Tất cả những nơi mà một người dùng bình thường có thể viết vào đặt ở chỗ họ viết một cái link (forum, facebook, blog) họ viết bài và đặt link về bài của anh thì Google nó sẽ hiểu là bài của người dùng lấy nguồn thông tin từ bài của anh. Bài của người dùng có càng nhiều traffic thì Google nó hiểu rằng bài của người dùng là bài chất lượng nên nó đánh giá cao luôn cái nguồn mà bài người dùng lấy (từ anh) là chất lượng luôn. Thế là nó cho lên TOP
- Thế sao bây giờ nó không đúng nữa
- Vì các ông spams bỏ mẹ ra. Google nó biết bọn làm SEO tự làm link tự vote cho mình rồi. Nội dung thì không hay mà lắm vote thì nó phạt vì tội thủ dâm tinh thần
- Thế sao nó biết làm mình làm link mà nó vẫn cho mình lên TOP?
- Vì nó sẽ hiểu là những backlink không phải do người dùng chia sẻ nữa. Nó hiểu là cái thằng làm SEO đang lang thăng PR cho thương hiệu của mình. Thằng nào spams thì vẫn chết, giờ hình như chỉ chết cái page nào backlink quá đà chứ Google nó không phạt cả cụm cả website nữa hay sao ý?
Thế tóm lại có làm link không?
Có đm. Ngành của anh mà không có link thì lên thế đếch nào được.
Thế này nhá, giả sử em làm tour du lịch nhá. Em làm lớn chứ chẳng cò con, anh có thấy thằng nào làm tour mà không liên kết với đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, ẩm thực nhà hàng các kiểu không. Vì nó là một chuỗi dịch vụ phục vụ cho 1 insight của 1 nhóm đối tượng nhất định. Mình thì hiểu với nhau là hợp tác chéo ngành này với ngành kia thì tất cả đều có lợi, Google thì nó thừa hiểu như thế. Khi các ngành lên Online, website sẽ là đại diện cho mỗi thương hiệu trên Internet, sự hợp tác được hiểu là các link liên kết qua lại với nhau.
- Nghĩ sao khi em làm tour, anh làm khách sạn. Chúng ta liên kết với nhau thật và trên web của em đặt một cái link là “Đối tác làm ăn” trên phần sidebar trỏ về web của anh
- Ờ
- Google nó biết thừa để kinh doanh được thì ông này phải hợp tác với ông kia. Online thì thể hiện bằng link nạ
- Kiểu như anh làm sửa điều hoà thì anh phải link cho thằng sửa tủ lạnh. Còn thẳng đệ anh sửa máy giặt thì nó phải link cho anh ấy hả?
- Link cmn cho nhau luôn. Sửa điều hoà, sửa tủ lạnh, sửa máy giặt đều là các thứ cần sửa trong nhà. Nhà ai cũng có và nó đều có khả năng bị hỏng. Sửa quạt, sửa TV, diệt mối..nhà ai mà chả cần. Mấy bọn nhỏ nhỏ nó chẳng liên kết với đứa nào thì tạo mấy cái site liên quan kiểu thế rồi tự link cho nhau. Cái đấy gọi là site vệ tinh đấy. Goolge kiểu thấy “group” hung hãn quá, nhiều người vào quá tưởng làm ăn lớn cho lên TOP
Thế có làm link forum không?
Không cần, có làm thì anh làm ít thôi. Vì cái ngành của anh đéo ai share, ví dụ em nhà em hỏng điều hoà, em gọi anh đến sửa, sửa xong trả tiền, em cũng chẳng phấn khích đến mức lên otofun mà khoe với 500 fan hâm mộ là nhà em vừa sửa xong cái điều hoà rồi đặt số của anh lên đấy. Điều hoà nhà chúng nó hỏng thì tự đi mà search mà gọi.
– Thế anh đặt tên nick là cái tên thương hiệu của anh rồi thỉnh thoảng anh PR cho bài của anh được không?
Uh thế cũng được. Nhìn nó cũng tự nhiên, nhìn tên nick thương hiệu xong nhìn nội dung topic là thấy liên quan rồi. Người ta biết là PR nên người ta có quyền chọn đọc hay không đọc. Mà anh PR nhiều quá thì Google chưa phạt thằng admin đã ban anh rồi. Những lúc như thế thì phải dùng cái nick đó đi la liếm các TOPIC liên quan chủ đề nhà cửa, đồ dùng đồ điện. Comment những comment chất lượng để làm người ta tin tưởng cho cái thương hiệu của anh thôi. Đặt link ở chữ ký hoặc profile ý.
- Link kiểu đấy diễn đàn nó toàn cho nofollow
- Kệ mẹ nó. Giá trị kỹ thuật yếu nhưng giá trị thương hiệu cao.
Còn cách nào lên TOP nữa không?
Social
Hôm trước em ngồi với một ông anh ở Hà Nội. Ông làm thông tắc vệ sinh mà ổng hỏi em spams Facebook với Social. Facebook khoe mua like, mua comment, mua share nhìn chất lắm. Nhưng mà đm cái thông tắc nhà vệ sinh thì có cái đéo gì mà người ta share nhỉ, như cái sửa điều hoà của anh ý, nhà vệ sinh nhà em mà tắc thì em cũng chẳng phấn khích đến mức thông xong phải share lên Facebook cho cả friend list biết cả.
- Lại còn like và thả tim thả cật nữa. Em mà share web của ông anh đấy lên Facebook anh có like bài của em không : )))
- Like dạo thôi nhỉ : )))
- Anh có gì để comment ở cái status đấy không. Chắc có thể xin contact hỏi review là cùng, mà anh cũng sợ hiện lên newfeed thì chắc anh lại inbox chứ : )))
- Chắc anh không share bài của em đâu nhỉ : ))
Thế nên là tuỳ ngành nhé. Social nó là mạng xã hội, bản chất là để kết nối mọi người lại với nhau. Trong cuộc sống có khi mình sử dụng dịch vụ này dịch vụ kia mà hay thì lẽ tự nhiên cũng có thể share lên wall cho các đồng dâm xem. Chuyện này là bình thường. Nhưng mà không phải cái éo gì cũng share đâu.
Mấy cái thầm kín phải dấu bỏ mẹ ra. Cả những cái gì nó quá riêng tư cũng éo ai muốn share. Ví dụ em mà bị xuất tinh sớm thì em cũng đéo share cái thuốc mà em uống luôn. Mấy Fanpage mà bán cái này thì cũng đéo ai dám comment, toàn inbox
Mày đang nói về Google hay Facebook đấy?
: )) Đang nói về Google, nhưng ý là Facebook nó cũng thông minh lắm, nó biết hết mấy cái đấy đấy. Nên là nếu anh đặt các nút Social phía dưới mỗi bài viết thì Google nó cũng đọc được các tin hiệu đó. Nó biết nội dung nào thì người ta chỉ like, nội dung nào thì người ta muốn comment để thảo luận và nội dung nào khiến người ta phấn khích và mang đi share. Nên là các ông viết gì thì điều hướng ở dưới cho phù hợp kiểu tương tác, cố gắng fake làm cái gì.
- Thế nếu tao không làm backlink chỉ cầu nguyện người ta đọc xong bài bấm like, share comment thì có được không?
- Được nạ. Nhưng phải khéo
- Khéo như nào?
Tức là anh là cái sửa điều hoà đúng không? Giờ anh ném lên tường nhà hoặc fanpage dịch vụ, thề, đéo ai quan tâm luôn. Vì điều hoà nhà người ta đã hỏng đâu. Những dịch vụ như này mình phải biết rắc thính kiểu:
- 5 mẹo để điều hoà tiết kiệm điện hơn quạt
- 7 cách làm điều hoà nhanh mát hơn
- 9 cách xếp hình với cái điều hoà
Kiểu kiểu như thế. Nó chẳng liên quan gì đến dịch vụ của anh nhưng nó là cái mà ai dùng điều hoà cũng quan tâm. Bài của anh chất thật, unique chưa thằng nào nói thì người ta sẽ share thôi. Tuy nhiên, traffic này không kỳ vọng tạo ra chuyển đổi, vì điều hoà nhà người ta đã hỏng đâu. Nhưng nó lại hỗ trợ cho SEO, Google thấy người dùng vào website nhiều, đọc lâu, đọc xong lại share thì nó đánh giá nội dung đó tốt. Dần dần nó đánh giá cả website tốt, nó đánh giá website tốt thì nó cho lên TOP các bài dịch vụ của anh luôn.
Hoặc bản thân những bài mà được like, comment, share nhiều Google nó cũng đánh giá là một hiện tượng mạng. Nên nó cho lên TOP cho vui, cho đa dạng cái trang 1 của nó. Vậy là bài viết đó của anh lại có thêm một nguồn traffic nữa từ Google. Một bài viết hay lên social được cả trăm nghìn người vào đọc nhưng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ có lên TOP Google mới đi cùng năm tháng. Chỉ cần người ta còn tìm là mình còn traffic.
- À mấy cái bài mẹo mẹo kia thì anh cũng có tý gọi là điều hướng đến dịch vụ nhé. Sẽ có một tỷ lệ nào đó một trong số những người đọc bài đang bị hỏng điều hoà, một số ít trong số đó lại muốn dùng dịch vụ của anh luôn.
- Thì chả thế. Mày tưởng tao viết bài cho người khác đọc chùa à. Đọc bài của tao thì phải cho tao PR chứ
- Mà anh hỏi này, anh thấy có thằng nó không có web nhưng nó làm Fanpage, search dịch vụ sửa điều hoà nó lên. Mày biết làm như thế không?
- Biết. Tối ưu cái fanpage đấy như website. Vì Fanpage Google hiểu là đại diện cho một thương hiệu trên mạng xã hội. Anh để ý giờ người ta dùng Facebook càng ngày càng nhiều nên search Google lúc nào chẳng cho ít nhất 1 kết quả Facebook. Google cho Facebook lên để người ta có bấm vào thì tiện mà tương tác, comment hỏi đáp luôn.
- Thế tối ưu cái fanpage xong có phải làm gì nữa không?
- Như trên.
- Như nào?
- Bài viết phải hay. Google nó nhận định hay hay không ở chỉ số Analytics. Các tín hiệu social like, comment, share nó như ớt, chanh, dấm đặt bên cạnh bát phở vậy, nó không coi là nguyên liệu chính của một bát phở ngon. Có cho thêm vào thì ngon hơn, mà không cho thì bát phở chỉ giảm độ ngon đi một chút thôi.
Onpage
Bất kỳ dự án SEO nào cũng cần Onpage, có mười mấy hai mươi checklist Onpage ý, nhưng những cái này rất basic, ai cũng biết, ai cũng làm như vậy. Nó chỉ là check yes or no thôi. Vậy nên khác biệt Onpage giữa các website không phải từ mười mấy hai mươi yếu tố này, theo em chỉ có 2 yếu tố này cho thấy khác biệt về tư duy giữa các Leader với nhau:
Cấu trúc web
Bất kỳ một website nào cũng đều có 6 loại page này. Dù có biết gì về web hay không thì 6 loại page này nó luôn tồn tại trên 1 website. Có một số ngành sản phẩm/dịch vụ đơn giản thì cấp độ danh mục có thể chỉ 2 cấp và không có TAG, nhưng một số ngành sản phẩm/dịch vụ phức tạp hơn, phân cấp sản phẩm/dịch vụ sâu hơn thì có nhiều hơn 2 cấp độ danh mục như ở đây.
Mỗi một loại page đều có một nội dung riêng cho nó và tương ứng là một nhóm từ khoá chỉ SEO cho cái page đấy thôi. Page tĩnh (giới thiệu, thanh toán, liên hệ, điểm bán..v.v) cũng có chức năng riêng của nó, nó cũng có những từ khoá người dùng tìm kiếm và nó cần xuất hiện. Một page có thể SEO cho nhiều từ khoá, nhưng 01 từ khoá chỉ SEO cho chỉ 01 page nhất định mà thôi.
Vì vậy mỗi một loại page lại có chỉ một mục đích điều hướng khác nhau. Không phải từ khoá nào cũng muốn người ta search rồi vào cái bài có nút mua hàng cả. Người ta search tùm lum lên thì 1 trong 6 loại page này đều có thể xuất hiện trên Google.
- Người ta tìm thương hiệu thì phải vào trang chủ và page tĩnh. Thường thì 1 link trang chủ và 1 link page tĩnh giới thiệu đều lên TOP
- Người ta tìm từ khoá ngành sản phẩm hoặc dịch vụ thì phải vào danh mục, điều hướng người dùng của page danh mục là bấm vào bài viết rồi mới nhìn thấy nút mua hàng.
- Người ta search về đặc tính sản phẩm thì phải vào TAG, từ TAG thì người ta mới bấm vào các bài viết, vì mỗi bài viết về trong một TAG nhất đều chứa đặc tính mà người ta đang tìm.
Còn lại là bài viết, nếu nó có nút mua hàng thì nó phải là cái nơi cuối cùng mà người dùng còn ở trên website.
TAG về bản chất nó là một dạng danh mục. Danh mục có thể hiểu là category, là một tập hợp những sản phẩm/dịch vụ nằm chung một ngành/nhóm. Còn TAG là đại diện cho một đặc tính mà nhiều sản phẩm/dịch vụ có. Rất khó lên được định nghĩa của 2 loại page này, search Google thì chẳng có chỗ nào giải thích mà dễ hiểu cả. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà setup cái nào là TAG, cái nào danh mục thôi. Hiểu nôm nalà: Danh mục thì phải có tính đại diện cho một Group, còn TAG thì có tính đại diện cho một tinh năng chung, đặc điểm chung của nhiều sản phẩm có thể nằm trong nhiều danh mục khác nhau.Ví dụ: Iphone 6, iphone 6s, iphone 7 là danh mục Iphone màu đỏ, Iphone 32 Gb, Iphone bản quốc tế, Iphone bản lock … là TAG
- Mày nói với anh dài dòng thế này làm gì? Mình có cái gì mình SEO cái ấy thôi chứ?
- Oh no no no no!! Google nó nhìn tổng thể cả cái website của anh chứ chẳng nhìn riêng lẻ từng bài. Ban đầu khi anh chỉ có một vài bài tốt thì nó nghĩ thương hiệu mới này thỉnh thoảng có cái nói đúng đúng hay hay thì nó cho lên TOP bài viết cụ thể. Nhưng càng về sau này, anh nói đúng nhiều quá, nhiều bài viết lên TOP quá thì nó đánh giá tổng thể cái website của anh là tốt, đỉnh cảo phải để Google coi mình như wiki của ngành mình vậy. Anh thấy Wiki mạnh không, viết cái gì phát ON TOP luôn.
- Thế nó đánh giá tổng thể website tốt thì nó liên quan gì đến cái cấu trúc danh mục như thế kia?
- Nếu tốt thì nó phải đầy đủ danh mục chiều ngang và nội dung có chiều sâu.
Khi em kéo các app này lại vào một foder thì thằng Apple nó tự đặt tên cho cái foder là như thế này đây. Anh thấy nó tự đặt không, không phải em đặt nhé
Nữa nhé:
Khi em kéo các app này lại nó đặt tên là Social. Điều này chứng tỏ Apple nó biết nội dung của từng app là gì, nó tìm điểm chung và gọi ra một cái tên
Khi 2 cái app chẳng liên quan gì thì nó đặt hẳn 2 tên luôn:
Còn khi hổ lốn một đống app chẳng liên quan gì với nhau thì nó đặt cho một cái tên chung chung là: Productivity – Nghĩa danh từ là: Sự phong phú
Apple thông minh thì Google nó cũng thông minh như thế. Nên là, nếu coi những danh mục trên web của anh là những cái app thì Google nó sẽ đọc hiểu và nó tự mình đặt tên cho “foder” của anh một cái tên nó thấy là phù hợp nhất. Sợ nhất là anh đang cố gắng đưa vào các danh mục chủ đề khác nhau để website trở thành wiki sửa đồ điện thì Google nó lại hiểu cmn là wiki nội thất
Vậy nên, hãy nghiên cứu chủ đề thật rộng và hãy viết Content thật sâu để trở thành wiki của ngành nhé!!
Ờ. Mày nói tiếp về Content đi.
Content
- Thôi tôi xin ông, tôi đi cafe ngắm bỉn như người Đà Nẵng mà ông hỏi tôi nhiều vl
- Mày nói nhiều chứ tao hỏi mỗi mấy câu : ))
- Đm đéo nhé!! Content SEO thì anh cứ lên Facebook em mà đọc, vào phần note ý. Thỉnh thoảng nổi hứng thì em viết vài chủ đề nhỏ nhỏ thôi trên status ý. Anh chịu khó kéo wall mà đọc.
Anh thuê bọn viết hay, rồi về mình chỉ cần nắn một tý, một tý ty thôi mấy cái yếu tố kỹ thuật để Spider nó dễ đọc hơn. Còn đừng yêu cầu gì nhiều cho người viết, cứ để họ tự do sáng tạo. Yêu cầu cao quá các bạn ấy sẽ đi theo xu hướng tổng hợp rồi xáo trộn các thông tin trên Google để unique. Nhưng thực ra cũng không unique đâu!! Cứ để họ viết tự nhiên, bằng góc nhìn cá nhân càng tốt. Trả giá cao vào.
Có cái này quan trọng anh phải kiểm tra thôi này:
Ví dụ anh cần viết một bài về dịch vụ sửa điều hoà:
Search từ khoá trên google search box:
Kéo xuống chân trang nhìn 8 từ khoá gợi ý. Đây là 8 từ khoá người dùng có xu hướng tìm kiếm sau cái truy vấn hiện tại. Google thống kê ra và đặt nó vào đấy. Mình sử dụng nó đặt trong thẻ Heading 2. Một Website quan trọng nhất cái cấu trúc web để Google đọc bố cục toàn website, thì một bài viết quan trọng nhất là các thẻ Heading để Google đọc trước các mục lục của bài viết.
Nhìn Heading em đặt cho cái danh mục “vali kéo” của em này:
Anh nghĩ sao khi mục lục bài viết của anh trùng với chính từ khoá google gợi ý (Google Suggest)
Phần còn lại về kỹ thuật để về em gửi anh bảo checklist sau. Mấy checklist này anh cứ nhớ nguyên tắc là: nếu phải chỉnh nội dung để đánh tick vào checklist mà làm giảm độ hay của content thì bỏ tick luôn. Không cần.
- Uh. Nói tiếp đi, định giấu bài à haha
Giấu đéo gì? Bao nhiêu năm em làm SEO là bấy nhiêu năm em nghiên cứu về Content SEO. Nhiều lúc bài viết đủ checklist thì mãi đéo lên TOP, nhiều lúc thì viết như dở hơi mà cũng lên TOP. Hoá ra mình đọc hay hay không không quan trọng bằng người dùng đọc nó có thấy hay không. Người dùng đanh giá hay hay không không quan trọng bằng Google đánh giá bằng Analytics. Nên là mình có làm giời làm bể thì Viết bài ON TOP ngay nó chỉ là một lời cầu nguyện, vì SEOer không phải người ra luật chơi. Người làm chủ cuộc chơi là người dùng. Nói chính xác hơn là hành vi người dung (UX)
Thế còn gì nữa không?
Đầy cái. Nhưng còn cái này quan trọng nữa là cái concept của bài viết ý. Nó nên được viết theo góc nhìn cá nhân của người viết, vì vậy người viết cần có nghiên cứu sâu về sản phẩm dịch vụ thì mới tự viết được. Ví dụ người ta tìm từ khoá “các lỗi thường gặp ở điều hoà”. Trên mạng họ viết 5 – 7 lỗi rồi, anh có đảo ngược thứ tự từ 5 đến 1 thì Google nó vẫn biết anh chỉ là thằng viết sau đi tổng hợp lại thôi. Lúc đấy khó mà On TOP được.
Khi mà cả thế giới đã viết về một nội dung. Nó đúng, nó trường tồn thì người viết sau chỉ là người spin lại mà thôi. Muốn ON TOP với nội dung ấy phải ON TOP bằng một Concept khác. Google nó thích một vấn đề được nhìn dưới nhiều góc độ, nên là anh để ý thấy trang 1 Google rất đa dạng về kiểu landing page: Có website, có Fanpage, có Youtube, có báo PR, có Forum, có website download..v.v.
Nếu người dùng mạnh dạn viết theo góc nhìn của mình thì đã là có một unique content rồi. Văn nói dùng từ gì thì văn viết dùng từ ấy. Trừ khi anh viết một thứ cả thế giới chưa nhắc đến thì nó mới là unique content, chứ mình đi sau thì cần unique concept.
Vậy đi,
Mà em bảo, anh có định đi học SEO hay tự học thì cũng phải chọn lọc. SEO nó là một thứ không có giáo trình. Tìm hiểu -> lý thuyết -> thực hành -> kết quả. Kết quả tốt thì nó được coi là định lý, chứ có mấy cái được Google thừa nhận đúng đâu. Vậy nên học làm SEO thì đừng thấy tất cả những gì mọi người đều làm là điều hiển nhiên đúng, mà có những việc tất cả mọi người đều không làm cũng chưa chắc đã sai.
Tự mình đọc hiểu và hiểu thật sâu đến bản chất nhé.
Bài viết này mình lấy từ của Ninh Thành Nam, hi vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về SEO cũng như công việc cần phải làm để đẩy thứ hạng từ khóa lên top của google.
Nhận xét
Đăng nhận xét